Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar – Những lễ hội hấp dẫn tháng 9


Du lịch Myanmar – Myanmar thời gian gần đây đang thu hút được rất nhiều du khách tới đây thăm quan, du lịch hành hương. Không chỉ vì những công trình kiến trúc phật giáo độc đáo, những địa điểm vui chơi tuyệt vời mà còn vì những lễ hội hấp dẫn, đặc sắc được tổ chức hằng năm.
Lễ hội chùa Manuha
Manuha là một ngôi chùa được xây dựng tại làng Myinkaba nằm gần Bagan bởi thủ lĩnh dân tộc Mon – Vua Manuha vào năm 1067. Đây là một tòa kiến trúc hình chữ nhật gồm 2 tầng. Tòa kiến trúc này gồm 3 pho tượng Phật trong tư thế ngồi và một tượng Phật nhập Niết Bàn. Chùa Manuha là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Bagan.


Lễ hội chùa Manuha diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng Tawthalin hằng năm theo lịch của người Myanmar. Vào ngày bắt đầu lễ hội, những cô thôn nữ ăn mặc  đẹp diễu hành với những khay hoa quả,bánh kẹo để dâng lên chúa. Vào buổi chiều của lễ hội những chàng trai trẻ diễu hành với những hình nộm là các anh hung, vị thần và hình động vật. Buổi mọi người sẽ cùng nhau ca hát và nhảy múa. Sáng ngày hôm sau họ sẽ dâng thức ăn lên bàn thờ và dâng lên các vị sư.
Lễ hội chùa Phaung Daw Oo
Ngôi chùa Phaung Daw Oo được xây dựng vào thế kỉ XVIII tọa lạc gần cuối phía Tây hồ Inle. Nơi đây nổi tiếng với năm hình tượng Phật do nhà vua Alaungsithu đưa về. Cho đến nay chưa có ai biết rõ dáng dấp nguyên thủy của năm hình tượng Phật ở đây như thế nào, cũng có thể đây chỉ là những khối đá mang tính biểu tượng, được tin là đem lại sự may mắn và bình yên cho cư dân sống xung quanh hồ. Các hình tượng này được các tín đồ dát vàng, qua thời gian lớp vàng ngày càng dày đã làm mất đi những chi tiết tạo tác ban đầu.



Hằng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng Thadinguyt cư dân quanh vùng hồ Inle lại tưng bừng tổ chức lễ hội chùa Phaung Daw Oo để tỏ lòng kính ngưỡng chư Phật. Lễ hội kéo dài 18 ngày. Lễ hội Phaung Daw Oo được tổ chức gồm hai nội dung chính : phần lễ là rước chư Phật quanh các khu làng, trang trại nổi thuộc khu vực hồ Inle và phần thứ hai là hoạt động đua thuyền truyền thống cùng một số hoạt động văn hóa khác…


Đoàn rước gồm một tổ hợp các thuyền được trang trí đẹp mắt di chuyền từ làng này qua làng khác quanh hồ theo chiều kim đồng hồ. Nổi bật trong đoàn rước là chiếc thuyền tượng trưng cho hoàng gia Karaweik xưa, được thiết kế mạ vàng công phu với đầu và đuôi thuyền trang trí hình ảnh chim thần Hintha, ở giữa là gian thánh điện tôn trí các tượng Phật, với  ba ngọn tháp trên mái theo phong cách Pyatthat của Myanmar xưa. Thuyền chính được kéo bởi những chiếc thuyền dài khác, những chiếc thuyền này huy động hàng trăm thanh niên trai tráng trong vùng. Những người chèo thyền mặc trang phục truyền thống, họ không chèo bằng tay như thông thường mà chèo thuyền bằng chân nhịp nhàng, uyển chuyển.

Bên cạnh  đó những cuộc đua thuyền thú vị của nữ giới trong trang phục dân tộc, kết hợp với các điệu múa truyền thống góp thêm phần sôi động, phong phú cho lễ hội.
Lễ hội Phaung Daw Oo diễn ra vào thời điểm cuối mùa mưa nên thời tiết khi nào chuyển qua mùa thu nên rất mát mẻ là thời điểm lý tưởng cho những tour du lịch hành hương Myanmar.

Tham khảo thêm các tour du lịch Myanmar giá rẻ :
>>Du lịch Myanmar 4N/3Đ
>> Tour du lịch Myanmar 5N 4Đ
>>Tour Myanmar ghép tết HÀ NỘI - YANGON








Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Lễ hội thắp đèn Thadingyut


Du lịch Myanmar – Theo lịch Myanmar  Thadingyut là tháng bảy có nghĩa là đen, là thời điểm kết thúc ba tháng An cư Phật giáo. Hằng năm cứ vào thời gian này, du khách tới du lịch hành hương Myanmar sẽ có cơ hội được tham gia vào lễ hội thắp đèn của người dân Myanmar.  Lễ hội thắp đèn được tổ chức trong ba ngày, ngày trước ngày trăng tròn, ngày trăng tròn và một ngày sau đó.
Lễ hội thắp đèn được tổ chức nhằm cung nghinh đức Phật Gotama trở về cõi Người. Đây là lễ hội thu hút nhiều người  đến hành hương Myanmar. Theo các thuyết xưa kể lại rằng, vào ngày trăng tròn tháng Waso ( rằm tháng sáu âm lịch ), Maha Sakarit năm 109 đức Phật đã ngự lên cõi trời Đạo lợi nơi mẹ của ngài là hoàng hậu Maha Maya đã sanh làm thiên tử Santussita. Để đền đáp công ơn sinh thành của mẹ, đức Phật đã trải qua ba tháng an cư ở đây và thuyết Vi Diệu Pháp đến mẹ Ngài giờ đây là thiên tử Santussita. Vào ngày rằm tháng Thadingyut bài thuyết giảng kết thúc. Ngày rằm tháng Thadingyut  được phật tử chọn làm ngày Vi Diệu Pháp và trong những ngày nay chư tăng ôn tụng bảy bộ Vi Diệu Pháp; còn Phật tử hành thiền quán.


Những ngày diễn ra lễ hội, người dân Myanmar trang trí nhà cửa, đường phố ngập tràn ánh sáng. Ở các thành phố nhỏ, dân chúng thắp đèn dầu trong đĩa sành với tim đèn làm bằng sợi vải. Vật phẩm cúng dường được tiếp nhận cho mục đích từ thiện, trang trí và giải trí. Đường phố tràn ngập các quầy hàng, ban nhạc, vũ công, nghệ sĩ và khán giả thưởng thức các màn giải trí miễn phí.
Trong ngày chính lễ, mọi người với đèn nến và tặng phẩm trong tay, cùng nhau đi thăm viếng vấn an để tỏ lòng thành kính với các bậc trưởng thượng. Lễ hội Thadingyut không  chỉ đơn thuần là các lễ hội đầy niềm vui mà còn là thời điểm cát tường cho dân chúng, thể hiện truyền thống tưởng nhớ công ơn của người dân Myanmar.
Tham khảo thêm các tour du lịch Myanmar giá rẻ :
>> Tour du lịch Tết té nước Myanmar
>> Tour hành hương Myanmar : HỒ CHÍ MINH - YANGON-BAGAN-MANDALAY-KYAIKHTIYO-BAGO
>> Du lịch Myanmar: Yangon -Bagan - Mandalay-Hồ Inle

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Văn học nghệ thuật Myanmar

Du lịch Myanmar - Myanmar là quốc gia có nền văn hóa lâu đời mang đậm màu sắc Phật giáo, bên cạnh đó là sự xâm nhập của văn hóa phương Tây trong thời gian gần một thế kỷ thuộc Anh tạo nên cho đất nước này một nền văn hóa đa dạng màu sắc. Một tour du lịch hành hương Myanmar khám phá nền văn học nghệ thuật nơi đây thật sự hấp dẫn với du khách thập phương.
Văn học
Văn học Myanmar chịu ảnh hưởng lớn từ các triết lý của Phật giáo. Những tác phẩm văn học đầu tiên của Myanmar chủ yếu được khắc trên đá. Từ thế kỉ XV xuất hiện các bản chép tay trên lá cọ và giấy. Văn học thời kỳ này chủ yếu là những câu chuyện  Jataka do Đức Phật kể cho các môn đệ và trả lời những câu hỏi của họ, thường được thể hiện dưới những vở kịch hay thơ.
Văn chương cổ điển Myanmar thường viết theo lối văn hoa mỹ, câu chữ cầu kì, dài dòng kể về những câu chuyện thần bí có nguồn gốc từ trong cung đình của các vị quốc vương.


Kể từ khi Myanmar rơi vào ách thống trị của người Anh, văn học Myanmar bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Nhờ công nghệ in mà các vở kịch cung đình được công chúng thưởng thức rộng rãi, họ không chỉ xem biểu diễn trên sân khấu mà còn được đọc trên giấy.
Văn học  hiện đại của Myanmar vẫn nổi bật với các tác phẩm tôn giáo, đồng thời xuất hiện nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, truyện thiếu nhi và các tác phẩm dịch từ văn học nước ngoài.
Nghệ thuật
Kịch truyền thống
Người dân Myanmar rất thích xem các vở kịch dân gian gọi là Zat. Đó là câu chuyện kể về tiền kiếp của Đức Phật và việc Ngài gặp các môn đệ, người thân và kẻ thù ra sao. Những câu chuyện này minh họa những hành động anh hung, trí tuệ và lòng quả cảm của Đức Phật khi Ngài đạt tới cảnh giới. Vở kịch Zat thường được diễn suốt đêm, xen vào đó là những màn múa hát của các vũ công hoặc các nhạc công.
Một loại ca kịch khác cũng rất nổi tiếng ở Myanamr mà bạn có thể thưởng thức trong chuyến hành hương Myanmar của mình  đó là Yamazat. Yamazat là một phiên bản của sử thi Amayana theo kiểu Myanmar. Các diễn viên đeo mặt nạ thể hiện các nhân vật chính như anh em hoàng tử Yama và Lekkhana, công chúa Thida, yêu tinh, vua khỉ và lũ con khỉ.
Kịch rối
Kịch rối có từ thời vua Nga Sint Gu Min vào giữa thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII. Trong xã hội phong kiến, quan hệ xã hội giữa nam nữ bị hạn chế nghiêm ngặt ở những nơi công cộng dẫn đến việc  dùng những con rối để thay cho các diễn viên dần trở nên thông dụng và kịch rối từ đó mà phát triển mạnh.


Một vở kịch rối cần có tới hai mươi tám nhân vật : một ông vua, một bà lão, một hoàng tử, một công chúa, hai hoàng thần nhiếp chính (một người mặt đỏ, một người mặt trắng), một thầy chiêm tinh, một nhà ẩn dật, một Nat(hồn ma),  một Mahadeva(vị thần), một ông lão, hai anh hề, hai tín đồ, một con ngựa, hai con voi(một con trắng, một con đen), một con hổ, một con khỉ, hai con vẹt, một con rồng, một phù thủy và bốn trợ thủ. Các nghệ nhân múa rối điều khiển những con rối trong khi những người đàn ông và đàn bà giả tiếng nói của chúng và kể lại câu chuyện.
Múa
Nghê thuật múa của Myanmar đã có từ thời đại tiền Phật giáo, khi việc thờ cúng Nat luôn kèm theo việc nhảy múa. Các điệu múa Myanmar rất sôi động và đòi hỏi người biểu diễn phải thực hiện những động tác khó, giống như làm xiếc. Các vũ điệu Myanmar rất đoan trang, trang phục cầu kỳ phủ kín người, các vũ công nam nữ không khi nào được phép chạm vào người  nhau.



Yein là một  vũ điệu nổi tiếng trong lễ hội té nước hàng năm của Myanmar. Các vũ công thường là nữ, trang phục giống nhau và thực hiện những động tác đều như nhau. Hnaparthwa là màn múa đôi hai nữ hoặc một nam một nữ.
Điệu múa Anyein rất nổi tiếng là kết hợp điệu múa đơn với anh hề Lupyetxen vào chọc cười giữa màn diễn, châm chọc những sự kiện đương thời và những chủ đề khác, đôi khi rất tục tĩu. Khi anh biểu diễn là lúc các vũ công nghỉ ngơi hoặc thay trang phục.
Âm nhạc
Dàn nhạc dân tộc cổ điển của Myanmar là một tổng hợp các nhạc cụ trống, cồng chiêng, chũm chọe, chuông, sáo và kèn, những âm thanh đó tạo thành một loại âm hưởng độc đáo chỉ có ở đất nước Myanmar.

Tham khảo thêm các tour du lịch Myanmar giá rẻ:
>> Du lịch Myanmar 4N/3Đ
>> Tour du lịch Myanmar 5N 4Đ
>> Tour Myanmar ghép tết HÀ NỘI - YANGON

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Những tour du lịch cho người thích mạo hiểm

Du lịch Myanmar – Myanmar là nơi vừa có khí hậu nhiệt đới vừa có khí hậu ôn đới cùng nhiều vùng rừng núi nguyên thủy.  Lặn biển, chèo  thuyền trên sông chảy xiết,  leo núi ngắm mắt trời lặn, trượt tuyết trên núi, cưỡi voi, thám hiểm rừng rậm… là những trò mạo hiểm mà thời gian gần đây rất nhiều du khách lựa chọn trong tour du lịch Myanmar của mình.
Leo núi HPonkan Razi

Hponkan Razi nằm ở Putao, bang Kachin là nơi cao nhất của Myanmar. Leo núi, đi bộ, thám hiểm khu rừng rậm tự nhiên là nét hấp dẫn của ngọn núi này. Không những vậy du khách còn có cơ hội được tới thăm vá khám phá các dân tộc đang sinh sống ở vùng núi cao. Đỉnh Hponkan Razi có tuyết phủ suốt 6 tháng trong năm. Trên núi còn có các loại động thực vật quý hiếm như gấu trúc đỏ, sơn dương takin, sơn dương goral đỏ, các khu rừng thông, rừng hỗn tạp và các loại phong lan quý hiếm.


Leo núi Khakaborazi

Núi Khakaborazi nằm ở bang Kachin, phía Bắc Myanmar, nằm trong một nhánh của dãy Himalaya, chóp núi nằm trong Công viên quốc gia Khakaborazi. Toàn bộ công viên nằm trên vùng núi cao, mang đặc trưng là rừng mưa của vùng khí hậu cận nhiệt đới. Trên núi có các loại rừng: rừng lá rộng quanh năm xanh tốt, rừng rụng lá, rừng cây lá kim và rừng tuyết. Những người ưa độ cao hẳn không thể nào bỏ qua nơi đây, chinh phục nóc nhà Đông Nam Á nhất định sẽ để lại cho bạn nhiều kỉ niệm trong tour du lịch hành hương Myanmar của mình.
Đi bè
Đến Myanmar bạn cũng có thể thử cảm giác mạo hiểm khi đi bè trên sông. Khám phá sông Nam Lang ở bang Kachin, vượt qua các thác nước cấp 3 và 4, xuyên qua hẻm núi và rừng rậm. Không những vậy, nó còn mang đến cho du khách góc nhìn cận cảnh những người dân cùng lối sống không hề thay đổi qua hàng thế kỷ.
Du lịch mạo hiểm bằng khinh khí cầu ở Bagan
Cô đô Bagan là một trong số những nơi thu hút khách du lịch đến thăm Myanmar. Ngày nay, để lôi kéo được nhiều du khách đến nơi đây thì thành phố đã mở ra các chuyến du lịch trên không bằng khinh khí cầu.


Các chuyến du lịch đặc biệt này thường khởi hành từ sáng sớm, lúc mặt trời mọc và trước hoàng hôn là thời điểm ngắm cảnh đẹp nhất. Đứng trên khinh khí cầu,du khách không chỉ được ngắm toàn bộ cố đô mà còn được hít hà cái không khí trong lành, dễ chịu.
Du lịch mạo hiểm lặn biển

Myanmar có vùng bờ biển rất rộng lớn. Lặn biển Myanmar là một trải nghiệm tuyệt vời. Trong chuyến hành hương Myanmar của mình, du khách không những được đắm mình trong làn nước xanh mát hay nằm dài trên các bãi biển tắm nắng mà còn có thể lặn xuống dưới biển để xem cuộc sống của các sinh vật nơi đây.
Lặn tại bãi biển Ngwe Saung
Các thợ lặn chuyên nghiệp, hướng dẫn viên cùng với đội lặn sẽ dẫn dắt các du khách khám phá lòng đại dương. Tại Ngwe Saung, du khách có thể tìm thấy các loại cá biển, cây thủy sinh, rặng san hô, nhiều loài động vật hiếm như nhím biển và các hang động dưới nước rất hấp dẫn. Các khu vực lặn biển ở Ngwe Saung là đảo Chim (Birds Island) và Đảo Đá Trắng (White Rock Island).


Lặn tại quần đảo Myeik
Các khu vực lặn biển tại quần đảo Myeik là Black Rock (Đá đen), Myanmar Bank, Western Rocky, North Twin Island, Three Islet và Shark Cave (Hang Cá Mập). Nước biển ở đây trong xanh và rất sạch. Có thể tìm thấy nhiều loại cua biển, tôm hùm, ốc, các loại cá, san hô, cá mập, cá đuối,  v.v...
Lặn ống thở và lặn trần
Là các hoạt động lặn dành cho những người muốn khám phá thế giới mĩ lệ dưới lòng đại dương chỉ với ống thở, mặt nạ và chân nhái.
Tham khảo thêm các tour du lịch Myanmar giá rẻ :
>> Du lịch Myanmar 4N/3Đ
>> Tour du lịch Myanmar 5N 4Đ
>> Tour Hà Nội -Myanmar 6N/5Đ ( Đường Bay)

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Du lịch tâm linh



Du lịch Myanmar – Myanmar không chỉ được nhắc đến là miền đất vàng với khối lượng tài nguyên thiên nhiên giàu có mà còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo đã và đang thu hút khách du lịch khắp mọi nơi đổ về. Còn gì tuyệt hơn khi trong tour du lịch hành hương Myanmar của mình, du khách được khám phá hệ thống chùa tháp, các viện bảo tàng, các công trình kiến trúc cổ, các khu rừng nguyên sinh,các vườn quốc gia nhiệt đới… và các lễ hội truyền thống của hơn 135 sắc tộc khắp cả nước.
Có một kiểu du lịch Myanmar rất đặc biệt và được nhiều du khách lựa chọn đó là du lịch tâm linh. Vốn là một đất nước của Phật giáo nên không lạ gì khi nơi đây sở hữu hàng trăm đền chùa cổ. Trước đây Myanmar có hơn 6000 đền chùa cổ, nhưng do thời gian, do chiến tranh tàn phá và sự ảnh hưởng của khí hậu nên hơn một nửa trong số này đã trở thành phế tích. Tuy nhiên ngày nay nơi đây vẫn đang lưu dữ hơn 3000 ngôi đền chùa tháp cổ. Trong đó có 3 cái nhất : ngôi chùa to nhất thế giới, ngôi chùa cổ nhất thế giới và ngôi chùa độc đáo nhất thế giới.


Du khách tham gia chuyến hành hương Myanmar sẽ hứng thú với hàng dài các nhà sư diễu hành nghiêm trang đi khất thực trong những chiếc áo choàng màu da cam và màu tím.
Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Myanmar phải kể đến là Yangon.Yangon là thủ đô của Myanmar, là nơi sầm uất và là cửa ngõ của Myanmar. Nơi đây là là sự kết hợp giữa hiện đại và cổ kính, cổ kính vì có nhiều ngôi đền chùa và tháp cổ, còn hiện đại ở chỗ còn giữ lại được những công trình kiến trúc sau khi quân Anh rút khỏi đất nước.


Khi đến Yangon bạn không thể không ghé qua thăm ngôi chùa vàng Shwe Dagon. Ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh núi cao với những bậc thang trải dài từ đỉnh núi xuống và một hệ thống cáp treo hiện đại, từ xa du khách đã có thể nhìn thấy ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Đỉnh tháp chùa cao 10m gồm 7 vòng đai bằng vàng ròng gắn nhiều viên kim cương tuyệt đẹp. Chùa Vàng là niềm tự hào của người dân Myanmar, nó thể hiện lòng tôn kính, sùng đạo của vua chúa Myanmar thời xưa.
Chùa Kaba Aye và hang Maha Pasana Guha : Kaba Aye có nghĩa là hòa bình thế giới. Hằng năm nơi này được lựa chọn làm nơi tổ chức kỳ thi “Tam Tạng” cho các nhà sư Myanmar. Những người đỗ sẽ được nhà nước tặng thượng quạt làm bằng ngà voi.Viện bảo tàng nghệ thuật Phật giáo là nơi có bộ sưu tập lớn về lịch sử Phật giáo, các đồ dùng tôn giáo và đạo Phật.


Rời Yangon tới thăm cố đô Pago, nằm cách Yangon 80km về phía Nam đây là thủ đô cũ của đất vương quốc Moon thế kỉ XV. Ở đây có tượng Phật nằm Shwe Tha Lyaung (dài 55m), chùa Kyalkpun cao 28m, cung điện của vua Bayinmaung và nhiều danh lam thắng cảnh khác như cảng Thanlyin, thị trấn Twante …
Cố đô Mandalay là thủ đô cuối cùng của vương quốc Miến Điện được vua Mindon xây dựng năm 1857, nằm ở miền trung Myanmar,cách Yangon 668km về phía Bắc. Đến Madalay du khách có thể lên đồi Mandalay mà ngắm toàn cảnh thành phố và ngoại thành. Ghé thăm hoàng cung Mandalay, chùa Mahamuni được vua Bodawpaya được xây dựng từ năm 1784 để thờ đức Phật, đây là ngôi chùa được tôn sùng nhất ở Madalay, ngày nào cũng có hàng nghìn người đến đây để rửa mặt cho đức Phật. Chùa Kuthodaw, tu viện Atumashi, chùa Kyauktawgyi, chùa Sandamuni, chùa Eindawya, tu viện Shwe In Bin, bảo tàng và thư viện Madalay, chợ Zegyo và làng dệt tơ tằm thủ công cũng là những nơi hấp dẫn để du khách tới thăm quan.
Tham khảo thêm các tour du lịch Myanmar :
>> Tour hành hương Myanmar: HÀ NỘI- YANGON- BAGAN- MANDALAY- GOLDEN ROCK - BAGO
>>Tour hành hương Myanmar : HỒ CHÍ MINH - YANGON-BAGAN-MANDALAY-KYAIKHTIYO-BAGO
>>Tour hành hương Myanmar: Hà Nội - Yangon - Mandalay - Bagan 6N5Đ

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Đất nước của thiền viện

Du lịch Myanmar - Myanmar là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo nhưng ở đất nước này có khoảng 90% người dân theo đạo Phật. Chính vì vậy mà các thiền viện ở đây được dựng lên rất nhiều không chỉ phục vụ cho những người dân trong nước mà còn là nơi mà du khách tìm đến khi đi hành hương Myanmar để tìm cho mình sự thanh tịnh, thư thái trong tinh thần.
Thiền là một môn khoa học, đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu khá kỹ và áp dụng vào trong cuộc sống. Nhiều người trên khắp thế giới, cả những tăng ni phật tử và cả những người không theo đạo Phật đều tìm đến Myanmar để được học và thiền. Bởi vì nơi đây là nơi khai sinh không ít những tác phẩm thiền học nổi danh và các vị thiền sư nổi tiếng.


Không ít du khách du lịch Myanmar để tham gia vào các khóa thiền ngắn ngày. Tới các thiền viện các thiền sinh được yêu cầu sống độc cư, tức là sống một mình. Chúng ta không được tiếp xúc với bất kỳ ai dù là bằng cử chỉ hay ánh mắt. Thiền sinh chỉ được trình pháp với thầy. Tại đây ban đầu chúng ta sẽ được học thiền hành để chống lại hôn trầm tức những sự mệt mỏi, cơn buồn ngủ. Chúng ta cần cảnh giác với những cảm thọ như dễ chịu, khó chịu, buồn, nhức mỏi, đau tức… Chúng ta quán tất cả để thấy được sự vô thường, khổ, vô ngã. Nếu thiền tọa mà bị hôn trầm thì có một lời khuyên cho bạn là ta nên thiền hành.
Vì là đất nước của Phật giáo nên các thiền viện, đền chùa và các trung tâm thiền ở đây rất nhiều. Hãy cùng Mixtourist điểm qua một vài thiền viện nổi tiếng xứ chùa Vàng nào.
Thiền viện Mahasi


Thiền viện Mahasi là một trong những thiền viện lớn tại Myanmar. Cơ sở hạ tầng của thiền viện rất khang trang, được chia thành các khu cho từng nhóm người: chư tăng Miến, nam cư sĩ Miến, nữ cư sĩ Miến, ngoại quốc. Thiền đường lớn ngay lối vào là nơi dành cho các nữ cư sĩ ngồi thiền,nó có thể chứa khoảng 200 người. Thiền đường ở giữa dành cho chư tăng và nam cư sĩ. Thiền đường trên lầu giáp với dãy ngoại quốc là dành cho những người ngoại quốc.
Thiền viện Panditarama
Thiền viện Panditarama do thiền sư HT U Pandita Sayadaw làm thiền chủ có cơ sở chính tại thủ đô Yangon và một cơ sở ở trong rừng còn gọi là thiền lâm Panditarama. Cách thiền tập của thiền viện này kế thừa từ truyền thống của thiền sư Mahasi Sayadaw, nó hoàn toàn căn cứ vào bài Kinh Đại Niệm Xứ trong Trường Bộ Kinh mà phát triển. Khi tới thiền tại thiền viện này thiền sinh phải thiền tập nghiêm túc 14 tiếng mỗi ngày cả thiền hành và thiền tọa.
Thiền viện Pa-Auk


Pa-Auk là một trung tâm chuyên tu Thiền Vipassana (Thiền Minh Sát), do thiền sư Tawya Sayadaw hướng dẫn, tọa lạc Mawlamyine Township-Mon State, Myanmar (Miến-Điện). Nhưng trước khi tu Vipassana, Thiền sinh được hướng dẫn tu tập Thiền chỉ (Samatha) cho tới khi chứng được Tứ Thiền rồi mới chuyển qua. Thiền có hai loại: Thiền chỉ (Samatha) và Thiền quán (Vipassana). Muốn tu Thiền quán mau đạt kết quả thì phải tu Thiền chỉ trước.
Một khóa tu ngắn ngày tại các thiền viện tại Myanmar hay đơn giản chỉ là ghé thăm qua các thiền viện ở nơi đây trong tour du lịch hành hương Myanmar của mình sẽ để lại cho bạn những kỉ niệm khó quên.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Khám phá võ thuật truyền thống Myanmar

Du lịch Myanmar – Myanmar là một quốc gia có đường biên giới tiếp giáp với 3 nước là Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Do đó mà nước này có một di sản võ thuật rất phong phú. Còn gì thú vị hơn khi trong tour hành hương Myanmar của mình bạn được xem những người dân nơi đây trình diễn môn võ thuật truyền thống của họ.
Cách đây khoảng 2000 năm, các nhà sư Ấn Độ đã mang đến đây rất nhiều các môn võ thuật. Sau này, khi võ thuật Trung Hoa phát triển đã lan rộng sang các nước láng giềng trong đó có Myanmar, nó dần pha trộn với các môn võ có trong đất nước này và hình thành nên lối võ thuật Myanmar ngày nay được gọi là Thaing.


Thaing bao gồm hai trường phái chính là võ tay không mà nổi tiếng nhất là Bando và võ với vũ khí mà Banshay là tiêu biểu. Ngoài ra còn có các môn phái võ thuật khác như Naban (vật) và Lethwei (tương tự như kick boxing ở một số nước Đông Nam Á).
Ghé thăm một bài tu viện trong chuyến hành hương Myanmar của mình, bạn có thể bắt gặp cảnh các nhà sư đang luyện môn võ Bando. Bando là một môn võ thuật được người Myanmar pha trộn giữa võ thuật Ấn Độ và võ thuật Trung Hoa bao gồm võ tay không và các kỹ thuật chiến đấu bắt chước các loại động vật như chim ưng, rắn, bò tót, heo rừng, báo, khỉ. Bando có nhiều phái và nhiều lối khác nhau. Có  thể chia Bando thành 4 trường phái lớn : Nan twin thaing (Võ hoàng gia), Pyompya thaing (Trường phái cương – nhu phối triển), Neganadai (Xà hình) và Shan thaing là một phái chịu ảnh hưởng nhiều từ võ của Tàu.
Khi nhập môn, trước tiên các võ sinh sẽ luyện tấn và các thế di chuyển. Sau đó học các đòn đỡ, né, tránh tất cả có 9 đòn. Cuối cùng học các đòn công.


Trong Bando người ta thường đánh nhau với một địch thủ sử dụng binh khí. Người dân nơi đây thích sự đổ máu nên rất ít khi họ đánh nhau tay không mà thường sử dụng thêm binh khí. Bando dạy cho người ta cách né đòn, tước binh khí của đối thủ và dùng chính binh khí đó để hạ đối thủ.
Ngoài trường phái võ tay không thì trường phái võ với vũ khí tiêu biểu là Banshay. Người Myanmar tin tưởng vào binh khí hơn tay chân của họ. Binh khí chủ yếu là kiếm, côn, lao và Kwant hawt cup ( một nửa là roi, một nửa là lưỡng tiết côn). Kiếm thường được dùng cả cặp. Kiếm chỉ rút khỏi bao khi thực sự cần thiết, một khi đã rút kiếm thì phải cố gắng tước vũ khí của đối phương. Cây lao và song kiếm thường được luyện thành bài, giống như trong cái bài quyền trong võ Nhật.

Tham khảo thêm các tour du lịch Myanmar :
>>Tour du lịch Myamar 5N 4Đ
>> Tour hành hương Myanmar: Hà Nội - Yangon - Mandalay - Bagan 6N5Đ
>> Tour Myanmar ghép tết Hồ Chí Minh - Yangon

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Đám cưới truyền thống của người Myanmar

Du lịch Myanmar - Sau đám cưới các chàng rể sẽ chuyển đến ở tại nhà cô dâu vài năm hoặc ở đấy cho tới khi nào có tiền mua nhà riêng rồi mới tính.Đó là một nét đặc trưng rất riêng của đất nước chùa Vàng. Thật tuyệt biết bao khi trong tour du lịch Myanmar của mình bạn được tham dự một đám cưới truyền thống của người Myanmar.
Khi một người con trai và một người con gái đến tuổi trưởng thành, yêu thương và muốn kết hôn với nhau thì lễ cưới sẽ được tổ chức trước sự chứng kiến và chúc phúc của người thân và bạn bè hai bên. Đây là một ngày quan trọng trong đời của tất cả mọi người.
Lễ vật
Văn hóa cưới hỏi của người Myanmar có nét tương đồng với người Việt Nam, trước ngày cưới nhà trai cũng chuẩn bị cau trầu,tiền lễ để mang sang nhà gái xin cưới. Sính lễ tùy vào hoàn cảnh của nhà trai mà nhiều hay ít. Nhà gái cũng chuẩn bị cho con mình của hồi môn.
Trang phục
Ngày nay đám cưới của người Myanmar có phần Tây hóa hơn một chút trong phần trang phục. Trước đây thì cô dâu chú rể sẽ mặc trang phục truyền thống Longy trong suốt cả ngày cưới. Bây giờ họ chỉ mặc Longy khi tổ chức đón dâu và đi lễ chùa, còn khi ra nhà hàng dùng tiệc họ sẽ thay các trang phục kiểu Tây hiện đại.



Những bộ Longy trong ngày cưới thường được may cầu kỳ hơn, màu sắc chủ đạo thường được chọn là màu hồng vì theo quan niệm màu hồng là màu của cánh sen, đó là màu của sự thánh thiện, sinh sôi, nảy nở. Trong trang phục truyền thống,cô dâu nhìn giống như những nàng công chúa trong các triều đại ngày xưa vậy.
Nghi lễ
Là một đất nước có số người theo đạo Phật lớn nên lễ cưới chính là dịp để họ thể hiện nét đẹp văn hóa, sự tin tưởng và lòng tôn trọng đối với Đức Phật. Vì vậy trước khi tổ chức tiệc tại nhà hàng thì đám cưới sẽ được tổ chức tại chùa hoặc tu viện.Sáng sớm ngày diễn ra lễ cưới, nhà trai chọn cho mình giờ đẹp qua nhà gái rước dâu và cùng nhau đi tới tu viện hoặc chùa để làm lễ và cầu nguyện.



Sau khi làm lễ và cầu nguyện xong ở chùa, cô dâu và chú rể sẽ về nhà trai để làm lễ gia tiên. Trong buổi lễ gia tiên, gia đình nhà trai sẽ mời pháp sư về nhà để làm lễ, đọc kinh cầu nguyện và ban phước lành cho đôi vợ chồng trẻ.
Lễ cưới của người Myanmar khá cầu kỳ. Hai bên gia đình sẽ chọn ra một cặp vợ chồng quan chức hoặc doanh nhân phù hợp với cả hai bên quàng vòng hoa thơm vào cổ cô dâu, chú rể để cầu may mắn và đeo nhẫn cưới cho họ để họ chung thủy với nhau suốt đời.
Tiệc cưới


Trong bữa tiệc cưới, cô dâu và chú rể sẽ được nhận những món quà có giá trị và ý nghĩa từ những người họ hàng hoặc bạn bè rất thân. Những vị khách mời khác sẽ mừng cưới bằng phong bì. Hai họ sẽ đứng chào khách ở cổng vào, quan khách sẽ kí tên và chụp ảnh giống như đám cưới ở một số vùng của Việt Nam. Cô dâu, chú rể cũng chuẩn bị những món quà nho nhỏ để tặng lại những vị khách đã đến dự lễ cưới, món quà thay cho lời cảm ơn quan khách đã đến đây chung vui và chúc phúc cho họ. Âm nhạc dân tộc truyền thống là thứ không thể thiếu trong tiệc cưới.
Tham khảo thêm các tour Myanmar :









Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Thám hiểm Tam giác vàng

Nhắc đến Tam giác Vàng không ai là không nhớ tới vùng đất nổi tiếng nơi đã từng là “công xưởng vàng đen” lớn thứ hai thế giới sau.Giờ đây nơi này đã dần trở thành một khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp.Thật thú vị khi trong chuyến du lịch Myanmar của mình,bạn đến đây thăm thú các đền chùa và để chìm mình vào sự bình yên đến lạ của nơi này.

Đầu tiên hãy đến với Kentung trong chuyến hành hương Myanmar,một thị trấn nhỏ yên bình nằm ở phía Nam tỉnh Shan của Myanmar,.Nơi đây vào những ngày diễn ra lễ tọa thiền trở nên sôi động,náo nhiệt hơn rất nhiều.Kentung vốn từng là nút giao thương quan trọng giữa nước Xiêm và Trung Quốc,có lịch sử gắn liền với thành phố Chiang Mai ở phía bắc Thái Lan hơn là những nơi khác của Myanmar.Được thành lập từ thế kỉ 13 bởi vua Mengrai nên các đền chùa nơi đây được dát vàng lá mang đậm kiến trúc Lanna.


Thầy tu ở đây mặc áo cà sa màu cam thay vì màu đỏ như ở những đền chùa khác trên đất nước Myanamr.Đến với Kentung những ngày này,du khách sẽ được đắm mình trong không khí của lễ tọa thiền,hàng nghìn nhà sư của hai đất nước Thái Lan và Myanmar đều tập trung về đây.Họ sẽ cùng nhau xuống đường rồi tập trung lại với nhau và ngồi thiền hàng giờ liền.

Rời Kentung chúng ta đến với  Tachilek để khám phá những ngôi làng cổ của người dân tộc Shan,Padaung,Akha với trang phục và văn hóa độc đáo.Người Shan chiến khoảng 9% dân số Myanmar.Người Shan có đặc điểm cao lớn với nước da sáng,họ có những nét gần giống với người dân tộc Tày,Nùng của Việt Nam.Theo truyền thống họ mặc những chiếc quần thùng thùng và đội những chiếc mũ rộng vành.Đàn ông được nhận biết qua các hình xăm.


Bước chân đến nơi Tachilek trong tour du lịch Myanmar của mình,nhiều người sẽ ngỡ đang lạc tới xứ sở cà ri Ấn Độ bởi mùi hương của các loại gia vị,đồ ăn nồng nàn ở đây.Họ bôi lên mặt mình những vệt phẩm màu xanh đỏ thì theo họ nó sẽ làm cho da dẻ mát hơn.
Đi sâu vào những ngôi làng ở Tachilek du khách có thể bắt gặp những cô gái trẻ vẫn giữ được tập tục đeo những lớp vòng cho cổ dài ra.Giữa làng là một ngôi chùa tráng lệ có tên là Shwe Dagon,nó là bản sao của ngôi chùa ShweDagon nổi tiếng tọa lạc tại Yangon.Ngôi chùa này rất cao và rộng thế nhưng theo lời những người dân ở đây thì nó chưa là gì so với rất nhiều đền chùa ở xứ sở chùa Vàng này.

Tham khảo thêm các tour đi myanmar :
>>Tour du lịch Myanmar 5N 4Đ
>>Tour Myanmar ghép tết HÀ NỘI - YANGON
>>Du lịch Myanmar 4N/3Đ

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Tục xăm mặt của người phụ nữ Chin

Người Chin sống ở miền núi,tập trung chủ yếu ở bang Chin tiếp giáp với Ấn Độ và Bangladet về phía tây,chiếm khoảng 2% dân số của đất nước Myanmar.Người dân tộc Chin sống lối sống dân dã chủ yếu theo truyền thống cổ xưa.Thay vì một chuyến du lịch Myanmar tới thăm các danh làm thằng s cảnh nổi tiếng,bạn nghỉ sao khi có một tour hành hương Myanmar tới thăm các dân tộc đang sinh sống trên đất nước xinh đẹp này.
Trong những ngày tiết trời ấm áp,những người đàn ông thường mặc khố,khi thời tiết lạnh hơn thì họ quấn thêm quanh mình một tấm chăn mỏng.Phụ nữ Chin thì xinh đẹp hơn trong những chiếc áo choàng được làm thủ công,bên trên thêu dệt các họa tiết cầu kỳ.


Cũng giống như nhiều dân tộc khác trên khắp thể giới,dân tộc Chin cũng có những tập tục của riêng mình,trong đó khiến du khách cảm thấy thú vị nhất có lẽ là tập tục xăm mặt của người phụ nưc Chin.Những người lớn tuổi nơi đây kể lại rằng,xưa kia con gái Chin rất xinh đẹp nên thường được vua chúa và các quý tộc để mắt tới.Để không bị bắt đi làm tỳ nữ những người phụ nữ Chin đã xăm lên mặt mình để làm cho mình xấu đi. Cứ thế từ thế hệ này qua thế hệ khác truyền cho nhau,nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong nét văn hóa của dân tộc này.Thậm chí những người mà trên mặt không có hình xăm thì sẽ bị coi là xấu và khó lòng lấy được chồng,càng nhiều hình xăm thì người phụ nữ đó càng xinh đẹp.Từ khi là những cô thiếu nữ tới tuổi lớn thường là từ 12 đến 13 tuổi thì những người phụ nữ Chin đã bắt đầu xăm cho mình những hình xăm đầu tiên trên khuôn mặt.


Những hình xăm này bao phủ toàn bộ gương mặt người phụ nữ,nó bắt đầu từ phía trên sống mũi và tỏa ra dưới dạng các tia như hình mạng nhện.Ngay cả vùng mí mắt cũng được xăm hình.Việc xăm hình lên mặt rất đau,có nhiều người bị sưng vù hết cả khuôn mặt không thể đi ra ngoài.Kim xăm được làm từ gỗ thông,còn mực xăm thì được làm từ những loại cây đặc biệt.Mực xăm được trộn thêm với nhiều chất phụ gia khác để khi xăm hình lên mặt nó sẽ không bị phai theo thời gian.
Ngày nay khi xã hội phát triển hơn,tập tục này cũng mai một dần.Nhiều người dân tộc Chin chuyển đi tới sống ở những nơi khác và giới trẻ hiện nay cũng đã không còn xăm mặt như trước nữa.Khi có một tour Myanmar đến đây ta chỉ còn thấy được nét đẹp này trên gương mặt những người phụ nữ lớn tuổi.

Tham khảo các tour du lịch Myanmar :
>> Tour Myanmar 4 ngày 3 đêm
>> Tour Hà Nội -Myanmar 6N/5Đ ( Đường Bay)
>>  Du lịch Myanmar 4N/3Đ

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Du lịch Myanmar - Hòa mình vào biển Ngwe Saung.

Thiên nhiên chan hòa, con người gần gũi, kiến trúc Phật giáo nguy nga; không có gì đáng ngạc nhiên khi những năm gần đây, rất nhiều người đã chọn du lịch Myanamr trong những kỳ nghỉ của mình.

Đến với bãi biển Ngwe Saung xinh đẹp,hòa mình vào dòng nước mát lạnh hay nằm phơi mình trên các bãi cát trắng thì còn gì tuyệt hơn trong những ngày hè oi ả này.

Nằm ở giải khu vực Ayeyarwaddy cách Pathein khoảng 48 km,Yangon khoảng 190 km trên bờ biển phía Tây của đất nước, đối diện với Vịnh Bengal.Mở cửa chào đón khách du lịch từ năm 2000,đây là một khu nghỉ mát tuyệt vời và dễ chịu nhất ở Myanmar.Biển nơi đây thu hút du khách bởi dòng nước xanh mát,những bãi cát trắng chạy tít tắp và nhất là môi trường tự nhiên hoang sơ,không ô nhiễm.


Dọc bờ biển là những cây cọ xanh mát,bạn có thể nằm tắm nắng trên bãi biển hay thuê cho mình một chiếc chòi gỗ nằm sát bờ biển,uống nước dừa hay trái cây,trò chuyện với mọi người và thư giãn với tiếng sóng biển rì rào ngoài xa.

Nước biển mát trong,sạch sẽ,sóng nhẹ nhàng êm dịu rất thích hợp cho việc bơi lội hay ngồi ca nô đi vòng quanh bờ biển…Đạp xe đạp quanh bãi biển hay cưỡi ngựa cũng là một thú vui khi bạn đến nghỉ mát ở bãi biển xinh đẹp này.


Buổi sáng trong tour hành hương Myanmar của mình ,bạn có thể dậy thật sớm đi dạo quanh bãi biển,ngắm bình minh trên biển rồi ghé vào các làng chài mua cho mình một vài món hải sản thật tươi ngon cho bữa trưa.Tôm,mực,cá biển … cái nào cũng tươi ngon mà giá cả lại rất rẻ.

Bãi biển Ngwe Saung trong tour du lịch Myanamr là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn tĩnh dưỡng,tìm kiếm cho mình không khí yên tĩnh sau những ngày làm việc vất vả bên biển và đại dương.

Tham khảo thêm các tour Myanmar :
>>  Tour hành hương Myanmar: HÀ NỘI- YANGON- BAGAN- MANDALAY- GOLDEN ROCK - BAGO
>> Tour du lịch Hà Nội - Myanmar 4 ngày 3 đêm
>> Tour Myanmar ghép tết HÀ NỘI - YANGON

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Khám phá chùa Shwedagon

Chùa Shwedagon là ngôi chùa nổi tiếng nhất Myanmar và nổi tiếng ở Yangon. Chùa là một trong những điểm đến chính dành cho khách du lịch Myanmar. Chùa Shwedagon tọa lạc tại số 1 thị trấn Dagon ở Yangon. Chùa Shwrdagon là ngôi chùa đáng chú ý nhất ở Yangon. Chùa Shwedagon là một di tích Phật giáo hình nón tuyệt vời mà nằm ở một ngọn đồi cách khoảng một dặm về phía bắc của Cantonment. Chùa chính nó là một bảo tháp gạch đặc (thánh tích Phật giáo) được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Tháp chính cao 326 feet (99 m) trên một ngọn đồi 168 feet (51 m) ở trên thành phố.

shwedagon1shwedagon2

 

Cấu trúc của chùa Shwedagon


Chu vi của các cơ sở của chùa là 1,420 và chiều cao của nó chiều cao 326 feet trên ngọn đồi. Toàn bộ khuân viên của ngôi chùa được bao quanh bởi 64 ngôi chùa nhỏ cùng với 4 ngôi chùa lớn hơn nằm ở  trung tâm của mỗi bên. Ngoài ra còn có 4 Nhân sư. một ở mỗi góc với 6 con sư tử . Phía ngoài của chùa ở mỗi phía là một bảo tháp trong đó là hình ảnh của Đức Phật và là nơi mà những nghi lễ được thực hiện.
Ngoài ra còn có số liệu của con voi quỳ và người đàn ông quỳ. và bệ để cúng có ở tất cả xung quanh chùa. Ở phía trước của 72 đền thờ xung quanh của các chùa. bạn sẽ tìm thấy ở một vài nơi hình ảnh của sư tử, loài rắn, quỷ, hành giả, thiền sư, linh hồn. Trên bức tường phía dưới sân đầu tiên của chùa ở góc Tây Nam và Tây Bắc. bạn sẽ thấy con số nổi. Các cựu đại diện cho vua Okkalapa người đầu tiên xây dựng chùa. Sau đó là một đôi con số, một bên trên đại diện Sakka đã cùng giúp đỡ nền tảng của chùa. và một ở dưới là để tưởng nhớ Lamu. phối ngẫu của Sakka và mẹ của Okkalapa.

shwedagon5shwedagon6
shwedagon12shwedagon11

 

Đường hầm của chùa Shwedagon


Có 4 lối dẫn vào đường hầm của chùa Shwedagon. Không ai biết chắc những gì bên trong. Theo một số câu chuyện huyền thoại có những thanh kiếm bay mà không bao giờ dừng lại để bảo vệ chùa từ những kẻ xâm nhập. một số nói rằng thậm chí có những đường hầm dưới lòng đất dẫn đến Bagan và Thái Lan.

shwedagon8shwedagon4

 

Kim cương, vàng được sử dụng làm chùa Shwedagon.


PhầnKim cươngVàngĐá quý khác
Tháp4,350 miếng. có trọng lượng 2.000 ratis9,272 tấm hình vuông 1 foot. có trọng lượng 5004 ounces93 miếng
vane1.090 miếng. nặng 240 ratis-1,338 miếng
crown 1,065 chuông vàng886 miếng
 
 
shwedagonmap1
shwedagon7shwedagon3
shwedagon9

Du lịch Myanmar -Đến thăm thành phố cố Mrauk U

Myanmar là một địa điểm du lịch mới nổi tại Đông Nam Á,một trong những nơi hấp dẫn mà bạn nên ghé thăm.So với đất nước láng giềng Thái Lan thì Myanmar vẫn còn có rất ít khách đến thăm quan nhưng bất kỳ ai đến đây cùng đều mang về những câu chuyện của những người dân tốt bụng và mến khách mà họ đã gặp và khu khảo cổ học với hơn 4000 đền cổ.Thị trấn Mrauk U là nơi hấp dẫn cho những người muốn du lịch Myanamr.




Mrauk U từng là thủ đô của Akaran từ năm 1430, được bao bọc bởi những khu rừng nhiệt đới và các dãy núi cao.Bạn có thể thuê những chiếc phà của dân địa phương và mất khoảng 5 giờ đồng hồ ngồi trên thuyền dọc theo con sông Kaladan từ thủ đô Sittwe là bạn đã đến được nơi đây.Sông Kaladan êm đềm,yên ả hai bên bờ xanh mướt một màu.Cảnh sông thật yên bình.

Người dân địa phương nơi đây vẫn đang sinh sống và cày cấy trên vùng đất của hơn 700 ngôi đền cổ.Đặt chân lên Mrauk U ta như lạc vào xứ sở thần thoại.Nơi đây có ngôi chùa với 80.000 tượng phật,có ngôi chùa còn có tới 90.000 tượng phật.Điểm hành hương Myanmar nổi tiếng nhất là chùa Mahamuni,đây là nơi Đức Phật đã dừng chân và người dân Akaran đã xin được tạc tượng người bằng với vóc dáng của người thật.





Được mệnh danh là thành phố cổ,những đền chùa ở đây được xây dựng bằng gạch đá chứ không phải bằng bùn và đất sét như ở Bagan.Tiêu biểu cho hàng trăm đền chùa ở nơi đây ta phải kể đến như : Htukkanthein,Koe-thaung,Andaw-thein, Lemyethna, Ratana và cụm chùa Ngũ Nhân,nhưng có giá trị khảo cổ lớn nhất và hoành tráng nhất phải kể đến Shite-thaung.

Ghé thăm Shite-thaung trong chuyến du lịch Myanmar của mình,một ngôi chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 16,nơi đang lưu dữ hơn 80.000 bức tượng phật.Trong chùa,hình của đức vua và hoàng hậu được khắc ở nơi cao nhất của ngôi chùa,tiếp đến là hình của những quý tộc.Thấp hơn là hình sinh hoạt của người dân như những người phụ nữ đang nhảy múa,một đội quân đang tập luyện…




Trải qua những thăng trầm lịch sử,với những ảnh hưởng của thiên nhiên mà thời gian gần đây các ngôi đền chùa ở Mrauk U đang dần hư hại nghiêm trọng.Đến đây bạn thực sự thấy nó đúng với tên gọi của mình –thành phố cổ.Không chỉ cổ vì có niên đại hàng trăm năm,mà giờ đây nó còn “cổ” vì thiên nhiên đang dần làm hư hại các công trình ở nơi đây.Mưa lũ,ngập úng đã có lúc nhấn chìm nơi đây hàng tuần liền,nền của các ngôi chùa vì đó mà rạn nứt,bụi mù khắp nơi.Chỉ cần một chiếc xe đạp đi trên đường cũng làm bụi bay mùi mịt,bụi phủ khắp nơi.Chính những điều đó càng khiến cho thành phố trở nên hoang tàn hơn.

Tham khảo thêm các tour du lịch Myanmar :
>> Tour du lịch Hồ Chí Minh - Myanmar 6 Ngày 5 Đêm
>>Du lịch Myanmar 8 Ngày 7 Đêm ( Đường Bay)
>> Tour du lịch Myanmar 8 Ngày 7 Đêm ( Đường Bay)




Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Du lịch myanmar - Tham gia lễ hội Taung Pyone (Mandalay)

Du lịch Myanmar - Núi Popa là một ngọn núi lửa rộng lớn lấn át cảnh quan bằng phẳng xung quanh. Nơi này chỉ cách khoảng một giờ lái xe từ Bagan. Popa nằm gần Bagan và nó có rất nhiều câu chuyện huyền thoại về một vị thần (Nats) của ngày hôm nay. Lễ hội hàng năm này được gọi là lễ hội Taung Byone. nó thường được tổ chức trong tháng Tám. Những khách du lịch Myanmar yêu thích khám phá các phong tục, lễ hội của Myanmar đều có thể bắt đầu chuyến du lịch trong tháng này để có thể tham dự lễ hội Taung Byone.
Vị thần (Nats) được tin là có sức mạnh siêu tự nhiên. và có thể kết nối được các vị thần khác.

Người dân Myanmars vẫn tôn thờ họ mạnh mẽ. và tin rằng NAT có thể mang lại may mắn và thịnh vượng cho những kẻ thờ phượng và cũng có thể mang lại nguy hiểm cho những người không tôn trọng họ. Từ "Nat" là không rõ ràng. Nó có thể được lấy từ các Hindu Natha có nghĩa là lãnh chúa. vị cứu tinh hay bảo vệ.

taungpyone-festival1taungpyone-festival2

Lễ hội này bao gồm các bước sau đây.
    Các Nat Pwe thường được tổ chức trong ba ngày. Ngày đầu tiên là cho Triệu tập các Nats. Ngày thứ hai là ngày lễ của Nats. Thứ ba là ngày khởi hành của Nats. Tín đồ từ khắp Myanmar. nói đến lễ hội đặc biệt này và cung cấp các khoản đóng góp của họ và thưởng thức bản thân với các phước lành của thần linh. mỗi năm. Họ cầu nguyện cho sự thịnh vượng. nổi tiếng. và may mắn cho năm tới.

    Nếu bạn có một chuyến  du lịch myanmar. để tìm hiểu về nền văn hóa mới và phải có kinh nghiệm phi thường. chúng tôi khuyên bạn nên ghé thăm lễ hội đặc biệt này của núi Popa.

    Một số tour du lịch myanmar HOT :

    Du lịch Myanmar - Hút hồn bởi đá quý tại chợ Bogyoke.


    Chợ Bogyoke là một chợ lớn nằm ở thị trấn Pabedan,trung tâm Yangon,Myanmar.Được biết đến với những con đường rải đầy cuội đá,chợ Bogyoke là một điểm du lịch thú vị,là nơi bày bán đồ cổ,đồ thủ công mỹ nghệ,các cửa hàng quần áo và đặc biệt nơi đây được biết đến là chợ đá quý lớn nhất nhì Myanmar.
    Nếu bạn tới Yagon thì nơi đầu tiên bạn nên ghé tới đó là chợ Bogyoke.Đây là nơi bạn có thể kiểm tra trước một số các dịch vụ như xe cộ đi lại,giá cả mua sắm,ăn uống,hay chọn cho mình một bộ Longyi cho chuyến viếng thăm đền chùa sắp tới và đổi tiền Myanmar.Bạn sẽ có được mức giá tốt nhất với các dịch vụ ở đây.

    Các cửa hàng ở chợ Bogyoke bán đồ gỗ chạm khắc,ngọc,vàng bạc trang sức,tranh sơn mài và đồ mỹ phẩm và đặc biệt phải kể đến các loại đá quý.Đá quý,trang sức bằng đá quý được bày bán tràn lan khắp chợ,trên các sạp,trong các cửa hiệu lớn nhỏ.
    Bước vào chợ là nơi bán các loại đồ cổ như tiền cổ,tiền giấy,tem và huy hiệu.Ở khu giữa chợ là nơi buôn bán của những người thợ kim hoàn,bạn có thể mua ngọc Miến Điện,hồng ngọc Miến Điện và rất nhiều loại đá quý khác ở đây.Phần còn lại của chợ là phòng trưng bày nghệ thuật,các cửa hàng thủ công mỹ nghệ,nhà hàng và các cửa hàng quần áo.


    Đúng 10 giờ sang chợ Bogyoke mới mở cửa,con phố Mahabandoola vì vậy mà cùng tấp nập hẳn lên.Tới khu chợ này bạn có thể mua cho mình những món đồ đá quý tuyệt đẹp.Không chỉ phong phú về các loại mặt hàng đá quý mà giá cả ở đây cũng rất hấp dẫn,thượng vàng hạ cám cái gì cũng có.Có loại vòng tay đổ đống,dây chuyền đủ loại đá xanh đỏ được những người bán rong cầm đi rao bán khắp chợ có giá khoảng vài đô la,nếu biết cách mặc cả cũng có những món bạn chỉ phải bỏ ra vài trăm kyats.Nhưng cũng có những loại trang sức gắn đá quý,hay những viên đá quý có giá vài chục đến hằng trăm đô la.


    Nếu bạn là người am hiểu về đá quý thì trong chuyến du lịch Myanmar của mình bạn có thể tới chợ Swe Bon Tha,nhưng tôi khuyên bạn chỉ nên đến đó để xem cho biết chứ đừng mua gì cả mà hãy đến chợ Bogyoke,vì khách du lịch thường là những người không rành về đá quý nên bạn có thể sẽ bị mua hớ đấy.Thời điểm mua hàng tốt nhất là sau 3 giờ chiều,vì khi đó hàng mới được chuyển về và bày ra bán la liệt,bạn tha hồ mà lựa chọn.Khi mua hàng bạn vẫn nên trả giá nhé,mặc dù ở đây những người bán thường không đòi thách khách du lịch nhưng đi chợ mà không trả giá thì không còn thú vị nữa.Chỉ cần khéo léo một chút bạn có thể mua được một món đồ giá rẻ hơn với giá mà người bán nói,sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá đấy.

    Chỉ cần bạn bước chân vào chợ là sẽ có rất nhiều người đi theo chào mời bạn xem đá quý của họ.Đây là những người buôn bán nhỏ lẻ,giá cả những món đá quý của họ có phần thấp hơn so với các cửa hàng lớn nhưng họ thường chỉ có rất ít sản phẩm.Trong các cửa hàng lớn hơn,giá có phần cao hơn một chút ít nhưng mẫu mã đa dạng hơn nhiều và họ có được những viên đá kích thước lớn hơn,độc đáo hơn,và hơn hết là khi mua của họ bạn sẽ được bảo hành.


    Bảo tàng đá quý Myanmar cũng là một địa điểm mà bạn nên tới để xem và mua sắm đá quý trong chuyến hành hương Myanmar của mình.Tại đây du khách còn được xem các nghệ nhân biểu diễn chế tác đá hoặc công nghệ dát vàng mỏng.

    Lẽ dĩ nhiên những viên đá quý đắt giá,tuyệt đẹp sẽ không được bày bán tràn lan hay trưng bày cho khách du lịch xem ở những nơi như chợ Bogyke,chợ Swe Bon Tha hay bảo tàng đá quý Myanmar.Đây chỉ là bề nổi,là nơi phục vụ và thu hút khách du lịch.Nhưng có hề gì khi chúng ta có thể tới đây trong chuyến du lịch Myanmar 4 ngày 3 đêm để sở hữu cho mình một món đồ được coi là xa xỉ với giá cả phải chăng tại nơi được mệnh danh là nguồn đá quý của thế giới

    Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

    Du lịch Myanmar -Khám phá các gian hàng thủ công mỹ nghệ.

    Du lịch Myanmar - Đồ thủ công mỹ nghệ ở Myanmar là một trong số các mặt hàng thu hút khách du lịch đến với đất nước chùa vàng,nó còn là nguồn nhu nhập chính của một bộ phận không nhỏ người dân ở nơi đây. Bạn có thể xem nghệ nhân thủ công vẽ tranh sơn mài,sơn và khắc lên những chiếc bát đáng yêu.Lọng giữ mặt trời là một đặc sản của Pathein nằm ở phía tây của Yangon trong chuyến hành hương Myanmar của mình .Nếu bạn yêu thích những chú rối thì còn chần chừ gì mà không đặt ngay một chuyến du lịch tới Mandalay.

    Tranh sơn mài


    Tranh sơn mài là một trong những sản phẩm thủ công nổi tiếng của Myanmar.Ngoài việc vẽ tranh trên giấy,hay khắc gỗ truyền thông thì ở đây tranh còn được khắc và vẽ trên những chiếc bát,ly,bình hoa và rất nhiều các đồ khác nữa.Du khách có thể tìm mua cho mình một tác phẩm tranh sơn mài độc và đẹp mà chất lượng khỏi phải chê tại ngôi làng Myinkaba (Bagan).Tuy nhiên trước khi mua du khách nên hỏi giá và mặc cả,tránh để mình bị mua hớ và cũng nên cẩn thận để không bị mua phải một tác phẩm sơn mài giả được làm đẹp lung linh như hàng thật.

    Tượng phật


    Được mệnh danh là đất nước của Phật giáo,nên tượng phật cũng là một món đồ lưu niệm được bán rộng rãi tại Myanmar.Đến chợ Amara Waddy,bạn sẽ bị choáng ngợp bởi vô số các bức tượng phật được điêu khắc tinh xảo với đủ kích cỡ khác nhau,.Tuy nhiên chúng tôi có một lời khuyên cho bạn khi tới đây là chỉ nên ngắm những bức tượng phật này thôi chứ đừng nên mua chúng,hoặc nếu muốn mua chúng là quà lưu niệm thì không nên mua các bức tượng phật cổ hay các bức tượng phật trông quá cũ vì chúng sẽ bị hải quan giữ lại đấy.

    Dù giấy


    Dù giấy là một món đồ được người dân ở đây và cả khách du lịch rất yêu thích.Đến thăm thú hồ Inle,chúng ta không chỉ được hòa mình vào một nơi sơn thủy hữu tình,tận hưởng bầu không khí trong lành mà còn được ngắm nhìn cách các nghệ nhân ở đây tạo ra những chiếc dù giấy.Dù giấy ở đây được tạo ra thủ công,từ công đoạn chọn vật liệu làm khung dù,làm khung đến chọn nguyên liệu làm giấy.Sau khi làm xong phần khung dù,các nghệ nhân mới bắt đầu vào việc trang trí cho dù.Trên nền giấy,những bàn tay khéo léo đang vẽ nên những bức tranh về cuộc sống lao động của người dân nơi đây,hay hình các vị phật…Bạn có thể yêu cầu các cửa hàng trang trí những chiếc dù theo sở thích của bạn.

    Chuông


    Được mệnh danh là “xứ sở chùa Vàng”,với nền Phật giáo lâu đời nên những chiếc chuông có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước Myanmar.Khi khách du lịch tìm đến nơi đây ngày một nhiều hơn thì “ chuông” đã được con người nơi đây biến thành một món đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo để khách du lịch có thể mua làm quà lưu niệm.Trên mỗi chiếc chuông đều có khắc những di tích lịch sử của Myanmar nên rất thích hợp cho việc mua làm quà tặng.

    Longyi


    Longyi là trang phục truyền thống của đất nước Myanmar,là một miếng vải hình chữ nhật bên trên có thêu hoặc in các hình thù khác nhau để trang trí,dài khoảng 2 mét được khâu lại thành hình ống.Khi được mặc bởi nam giới thì được gọi là Pasoe,còn khi được mặc bởi nữ giới thì gọi là Htamein.Khi mặc lên thì cả hai nhìn tương tự nhau nhưng có một điểm khác nhau là ở cách mặc,đàn ông thường quấn longyi lên người rồi buộc một nút ở phía trước,còn phụ nữ được gấp và khâu lại ở bên hông.Áo mặc cùng với longyi thường là một chiếc áo kiểu phương tây hiện đại đối với những người đàn ông,còn phụ nữ điệu đà hơn trong những chiếc váy cánh ngắn.Một chuyến du lịch Myanmar 4 ngày 3 đêm tới thăm các đền chùa nổi tiếng ở nơi đây trong chiếc Longyi chắc chắn sẽ làm bạn nghĩ rằng bạn là một người con của đất nước Myanmar vậy.